Thứ Hai, Tháng Tư 22

Thanh toán viện phí không dùng tiền mặt – người dân hưởng lợi gì?

Tình trạng xếp hàng chờ đợi thanh toán là hình ảnh không còn xa lạ tại các bệnh viện. Mỗi bệnh nhân khi tới khám bệnh trung bình sẽ phải chờ 3-4 lượt xếp hàng để thanh toán các khoản phí dịch vụ. Xu hướng không dùng tiền mặt trong thanh toán giúp người dân sẽ bớt vất vả mỗi khi đến bệnh viện. 

Xu hướng thanh toán không dùng tiền mặt “lên ngôi”

Ngành Y tế là ngành có đặc thù riêng trong quy trình khám chữa bệnh bao gồm cả thanh toán viện phí. Lý do bởi việc thăm khám không chỉ dừng lại tại một phòng/khoa; khiến bệnh nhân mất nhiều thời gian thực hiện các nghĩa vụ tài chính. Điều này tạo nên cảm xúc thiếu tích cực; gây ức chế cho bệnh nhân và góp phần làm  giảm chất lượng phục vụ của bệnh viện.

Thẻ liên kết giữa bệnh viện và ngân hàng là sản phẩm tích hợp 2 trong 1 sáp nhập sổ khám bệnh và thẻ ngân hàng với nhau. Những gì bệnh nhân cần khi tới khám chỉ là một chiếc thẻ. Trong đó, bệnh nhân chỉ cần: làm thủ tục mở thẻ (chỉ phải thực hiện trong lần đầu tiên) và 01 phút để nhân viên y tế thao tác thanh toán tiền khám chữa bệnh và tiền xét nghiệm/siêu âm được chỉ định.

Những gì mà thẻ liên kết giữa bệnh viện và ngân hàng làm được cho bệnh nhân: không xếp hàng chờ thanh toán nhiều lần; rút ngắn quy trình khám chữa bệnh và thanh toán; không rủi ro mất/nhầm lẫn kiểm đếm so với dùng tiền mặt; được sử dụng như thẻ ATM thông thường sau khi khám bệnh ở bệnh viện, thuận tiện khi tái khám.

Anh Nguyễn Minh Long, 38 tuổi, Tiền Giang cho biết: “Hình thức thanh toán thẻ khám bệnh rất tiện lợi; tôi không cần phải mang nhiều tiền mặt đến bệnh viện, giảm thiểu rủi ro mất cắp, rơi rớt. Đây là hình thức thanh toán rất hiện đại, cần được nhân rộng để hỗ trợ người bệnh tốt hơn”.

Nhiều bệnh viện đã tham gia giải pháp thanh toán không dùng tiền mặt

Nhận thức được tầm quan trọng của việc hiện đại hoá quy trình; tích hợp hệ thống thông tin bệnh viện và hồ sơ bệnh án điện tử, tăng hiệu quả công tác quản trị; điều hành nhằm nâng cao chất lượng phục vụ bệnh nhân, nhiều bệnh viện (BV) như: B Bạch Mai, Y Dược TP.HCM, ĐH Y Hà Nội, Tai Mũi Họng TW, Từ Dũ, Ung bướu TP. HCM, Hoàn Mỹ Sài Gòn, Đa khoa Đồng Nai… đã tiên phong trong việc ứng dụng các giải pháp thanh toán viện phí không dùng tiền mặt và đã ghi nhận những kết quả hết sức tích cực do đã giảm bớt được sự quá tải trong khâu thu viện phí và đăng ký khám.

Đại diện Bệnh viện Ung Bướu TP. HCM, ông Lê Anh Tuấn – Phó Giám đốc Bệnh viện cho biết: “Việc triển khai các giải pháp thanh toán KDTM là một trong những mối quan tâm hàng đầu của Bệnh viện Ung bướu TP. HCM. Hiện Bệnh viện đã triển khai thẻ khám chữa bệnh tích hợp chức năng thanh toán. Thời gian tới, Bệnh viện tiếp tục triển khai thanh toán qua QR Code và thanh toán qua App của VietinBank”.

Hiệu quả thanh toán viện phí KDTM

Việt Nam hiện có hơn 70 ngân hàng cung cấp dịch vụ ứng dụng di động Mobile Banking; 31 ví điện tử của các tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán; có thể tham gia cung cấp các giải pháp thanh toán chi phí khám, chữa bệnh KDTM.

Một ví dụ cụ thể, với lưu đồ giải pháp thanh toán viện phí KDTM của VietinBank; các bệnh nhân và Bệnh viện sẽ giảm 30-50% thời gian làm thủ tục thanh toán; khi mà các bước thanh toán được thực hiện ngay tại phòng khám/phòng xét nghiệp hoặc kiosk thanh toán tự động. Việc hạch toán được thực hiện tự động; đồng thời mọi hoạt động quản lý thu – chi đều được cung cấp trên dịch vụ Ngân hàng điện tử (VietinBank eFAST) hoàn toàn miễn phí. 

Người dân hưởng lợi gì từ thanh toán viện phí không dùng tiền mặt? - Ảnh 1.

Trong đó, giải pháp thanh toán viện phí bằng Thẻ khám bệnh được đánh giá là giải pháp tối ưu. Ông Lê Anh Tuấn chia sẻ thêm: “Với số lượng khoảng 4.000 bệnh nhân tới khám chữa bệnh hằng ngày tại Bệnh viện Ung bướu TP. HCM; chúng tôi khuyến khích tất cả bệnh nhân dùng thẻ khám chữa bệnh tích hợp chức năng thanh toán; để có thể nhanh chóng thực hiện các thủ tục hành chính tại Bệnh viện”.

Dịch COVID-19 bùng phát mang theo mối lo ngại về sự lan truyền vi-rút qua tiền mặt. Do đó, thanh toán KDTM càng được nhiều bệnh viện, người dân ủng hộ; sử dụng nhằm hạn chế tiếp xúc, hạn chế sự lây lan và bùng phát dịch.

Nguồn: Cafef

Tác giả: Hồng Phúc

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tôi không phải là người máy *