Thứ Bảy, Tháng Tư 27

Năm 2020 nhiều Doanh nghiệp hủy niêm yết vì đâu?

Vì sao trong năm 2020 nhiều Doanh nghiệp hủy niêm yết trên các sàn chứng khoán như vậy? Hãy cùng Cổ Phiếu Vàng tìm hiểu nguyên nhân các doanh nghiệp hủy niêm yết vì đâu.

Những lý do hủy niêm yết trong năm 2020

Năm 2020 nhiều doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ

Hủy niêm yết vì đâu? Có rất nhiều lý do khiến đa số các doanh nghiệp bị hủy niêm yết. Một trong những lý do hàng đầu là: doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ. Ví dụ Công ty Đầu tư và Phát triển Du lịch Vinaconex (VCR), Công trình 6 (CT6) và Sông Đà Cao Cường (SCL) bị lỗ 3 năm liên tiếp (năm 2017, 2018 và 2019). Trong khi đó, Bao bì Nhựa Sài Gòn (SPP) và Cơ khí – Lắp máy Sông Đà (MEC) có lỗ lũy kế vượt vốn điều lệ thực góp tại công ty này.

Doanh nghiệp hủy niêm yết vì đâu

Báo cáo tài chính hợp nhất kiểm toán 2019.

Lý do tiếp theo khiến doanh nghiệp phải hủy niêm yết là vi phạm nghĩa vụ công bố thông tin. Nhiều doanh nghiệp chậm nộp BCTC năm trong 3 năm liên tiếp như Xuất nhập khẩu Thủy sản An Giang (AGF), Tổng CTCP Tư vấn thiết kế Dầu khí (PVE), Khoáng sản Luyện kim màu (KSK), DIC – Đồng Tiến (DID), Sữa Hà Nội (HNM). Hùng Vương (HVG) bị hủy niêm yết trên HOSE do vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ công bố thông tin và các trường hợp khác.

Tổ chức kiểm toán từ chối cho ý kiến

Một lý do thường gặp nữa là tổ chức kiểm toán từ chối cho ý kiến. Cụ thể, tổ chức kiểm toán từ chối đưa ra ý kiến đối với BCTC 2019 của Thương mại Hà Tây (HTT), Landmark Holding (LMH), Đầu tư và Thương mại DIC (DIC), Thép DANA – Ý (DNY), Tổng CTCP Xây lắp Dầu khí Việt Nam (PVX); đưa ra ý kiến ngoại trừ đối với BCTC 2018 của Đầu tư HVA (HVA).

Hủy niêm yết để tập trung tái cơ cấu doanh nghiệp

Một số doanh nghiệp “chọn” cách hủy niêm yết để tập trung tái cơ cấu doanh nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Đây là trưởng hợp của Xi măng và Xây dựng Quảng Ninh (QNC) và Đầu tư và Xây dựng VNECO 9 (VE9).

Theo quy định hiện hành, sau khi hủy niêm yết, các doanh nghiệp sẽ tự động được đăng ký giao dịch trên sàn UPCoM để duy trì thanh khoản cổ phiếu. Tuy nhiên, 4 trong số 23 doanh nghiệp hủy niêm yết năm 2020 đã rời hẳn sàn chứng khoán. Trong đó, 3 doanh nghiệp không còn đáp ứng đủ điều kiện là công ty đại chúng gồm Phát hành sách và Thiết bị Trường học Hưng Yên (HST), Công ty du lịch FIDITOUR (FDT) và Dịch vụ Phú Nhuận (MSC). Than Cao Sơn – Vinacomin (TCS) chấm dứt sự tồn tại do hợp nhất.

Doanh nghiệp hủy niêm yết vì đâu

Doanh nghiệp hủy niêm yết trên sàn HOSE năm 2020

Doanh nghiệp hủy niêm yết trên sàn HNX năm 2020

Doanh nghiệp hủy giao dịch trên sàn UPCoM

Doanh nghiệp cần minh bạch thông tin

Nhìn chung, đa số doanh nghiệp có kết quả kinh doanh không khả quan trước khi hủy niêm yết. Cổ phiếu của hầu hết doanh nghiệp này đều giảm về dưới mệnh giá trước khi chuyển sang giao dịch trên sàn UPCoM.

Theo quy định hiện hành: Để đủ điều kiện niêm yết, doanh nghiệp cần kinh doanh có lãi. Các doanh nghiệp lỗ 3 năm liên tiếp phải rời sàn. Ngoài ra doanh nghiệp cần đáp ứng đầy đủ nghĩa vụ công bố thông tin. Một trong những tiêu chí quan trọng để đánh giá mức độ minh bạch của doanh nghiệp.

Khám phá thêm các tin bài từ Cổ Phiếu Vàng.Com

Nguồn: VietStock.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tôi không phải là người máy *