Thứ Sáu, Tháng Ba 29

Masan Group (MSN) tiếp tục thu hút 1.000 tỷ trái phiếu

Masan vừa công bố đợt phát hành trái phiếu lần 2 trong năm 2020. Sau phát hành này, tổng nợ của Masan tăng lên 26.183 tỷ đồng. Trong đó, các khoản nợ dài hạn chiếm 19.755 tỷ đồng, đã bao gồm 17.100 tỷ đồng trái phiếu.

Masan hoàn tất việc phát hành trái phiếu lần 2 

Trong tháng 12, tập đoàn Masan (MSN) vừa công bố hoàn tất phát hành 2 lô trái phiếu với tổng giá trị đạt 1.000 tỷ đồng (mỗi lô 5.000 tỷ đồng). Trước đó cũng vào đầu tháng 11/2020; Masna vừa phát hành 1.600 tỷ đồng trái phiếu với thời hạn 36 tháng và kỳ hạn trả lãi là sau mỗi 6 tháng.

Theo đó, trái phiếu được phân phối bởi CTCP Chứng khoán Kỹ Thương (TCBS); bên mua là các nhà đầu tư và các tổ chức trong nước.

Trong đó, lãi suất năm đầu tiên của 2 lô trái phiếu là khác nhau, cụ thể: cố định 9,9% với lô trái phiếu thứ nhất và cố định 10% mỗi năm ở lô trái phiếu thứ hai. Trái phiếu được tập đoàn chào bán đợt này có kỳ hạn 36 tháng; không chuyển đổi, không kèm chứng quyền; không được bảo đảm và sẽ xác lập nghĩa vụ trả nợ trực tiếp đối với tổ chức phát hành.

Tiếp tục đầu tư vào The Sherpa

Theo kế hoạch phát hành được công bố trước đó; toàn bộ số tiền 1.000 tỷ đồng Masan huy động được sẽ sử dụng để góp thêm vốn điều lệ cho công ty con là công ty TNHH The Sherpa.

Masan Group (MSN) tiếp tục hút 1.000 tỷ trái phiếu - Ảnh 1.

Masan Group (MSN) tiếp tục hút 1.000 tỷ trái phiếu - Ảnh 2.

Đây là đợt phát hành trái phiếu lần 2 năm 2020 của Masan. Sau đợt phát hành, tổng nợ của Masan tăng lên 26.183 tỷ đồng. Trong đó, nợ dài hạn chiếm 19.755 tỷ đồng, bao gồm 17.100 tỷ đồng trái phiếu.

Những đợt chào bán trên thuộc kế hoạch huy động 8.000 tỷ trái phiếu được MSN đưa ra vào trung tuần tháng 8 năm nay; sau khi hút 10.000 tỷ trái phiếu trước đó không lâu. Trong đó, Tập đoàn dự chào bán riêng lẻ tổng cộng 43 đợt trái phiếu với giá trị huy động tối đa 4.000 tỷ đồng; thực hiện trong quý 3/2020.

Về The Sherpa, trong quyết định của HĐQT MSN ngày 11/11 vừa qua thông qua điều lệ doanh nghiệp này sẽ góp vốn tối đa 6.000 tỷ đồng vào The Sherpa; nhằm nâng vốn điều lệ lên mức 6.517 tỷ đồng. 

Song song, HĐQT Masan phê duyệt việc ký kết hợp đồng tín dụng với BNP Paribas; Credit Suise AG – chi nhánh Singapore, Standard Chartered Bank (Singapore) Limited; The Hong Kong and Shanghai Banking Corporatiob limited – chi nhánh Singapore và các bên tham gia tài trợ khác (nếu có). Trong đó, Tập đoàn được vay số tiền ban đầu không vượt quá 200 triệu USD (khoảng 4.600 tỷ đồng); cùng với quyền chọn gia tăng khoản vay thêm tối đa 50 triệu USD (khoảng 1.150 tỷ đồng).

Masan – bước ngoặt lớn năm 2020

2020 là một năm có quá nhiều dấu ấn với Masan, trong đó: Cuối năm 2019, Tập đoàn đã hợp tác cùng VinGroup để phát triển chuỗi VinMart, VinMart+: là một trong những chuỗi bán lẻ lớn của Việt Nam. Đến nay, 90% giá trị bán lẻ đều thông qua mua bán kỹ thuật số; thương mại, khoảng 10% còn lại cũng ngày càng phát triển mạnh hơn về thương mại điện tử. Điều này đòi hỏi nhiều hoạt động đổi mới để gia tăng tỷ lệ bán lẻ, chuyển từ mua bán truyền thống sang online.

Ngoài ra, Masan cũng phát triển hàng ngang với những mặt hàng khác dựa vào khả năng đánh giá và tín hiệu của thị trường. Đơn cử việc mua thương hiệu Bột giặt NET….

Nguồn: Cafef

Tác giả: Hồng Phúc

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tôi không phải là người máy *