Thứ Hai, Tháng Tư 22

Trung Quốc vượt Mỹ trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới năm 2028

Theo dự báo năm 2028, Trung Quốc sẽ vượt mặt Mỹ và trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới. Điều này cũng sớm hơn dự tính trước đó. Lý do từ sự tương phản của việc phục hồi sau đại dịch của hai cường quốc.

Hiện nay, chủ đề gần như bao trùm của nền kinh tế toàn cầu là cuộc đấu tranh kinh tế cùng quyền lực mềm giữa Mỹ và Trung Quốc. Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh (CEBR) nhận định. Đại dịch Covid-19 và thiệt hại kinh tế sau đại dịch chắc chắn làm nghiêng cán cân cạnh tranh có lợi cho phía Trung Quốc.

Nền kinh tế Trung Quốc

Bằng việc quản lý khéo léo trong đại dịch. Và cách ly sớm một cách nghiêm ngặt đã đem lại hiệu quả kinh tế một cách tương đối cho Trung Quốc.

Giai đoạn 2021 – 2025, nền kinh tế Trung Quốc dự kiến tăng trưởng trung bình 5,7%. Đến giai đoạn 2026 – 2030 sẽ có khả năng chậm lại 4,5%. Trong khi đó, năm 2021 phía Mỹ dự báo sẽ phục hồi mạnh mẽ sau đại dịch. Nhưng tốc độ tăng trưởng của Mỹ sẽ chậm lại 1,9%/năm từ năm 2022-2024. Và con số này sẽ là 1,6% vào các năm sau đó.

Dự báo tốc độ tăng trưởng kinh tế thế giới

Nhật Bản sẽ vẫn là nền kinh tế lớn thứ ba thế giới, tính theo đồng đô la. Cho đến đầu những năm 2030 khi bị Ấn Độ vượt mặt, đẩy Đức từ vị trí thứ tư xuống thứ năm.

Vương quốc Anh, hiện là nền kinh tế lớn thứ năm theo thước đo của CEBR. Dự báo sẽ tụt xuống vị trí thứ sáu vào năm 2024.

Tuy nhiên, mặc dù bị ảnh hưởng vào năm 2021. Từ việc rút khỏi thị trường chung của Liên minh Châu Âu. GDP của Anh tính theo đồng đô la được dự báo sẽ cao hơn 23% so với Pháp vào năm 2035. Nhờ sự dẫn đầu của Anh trong nền kinh tế kỹ thuật số.

Châu Âu chiếm 19% sản lượng trong 10 nền kinh tế toàn cầu hàng đầu vào năm 2020. Nhưng con số này sẽ giảm xuống còn 12% vào năm 2035. Hoặc thấp hơn nếu có sự chia rẽ gay gắt giữa EU và Anh, CEBR cho biết.

Tổ chức này cũng cho biết, tác động của đại dịch đối với nền kinh tế toàn cầu. Có khả năng thể hiện ở mức lạm phát cao hơn chứ không phải tăng trưởng chậm hơn.

“Chúng tôi thấy một chu kỳ kinh tế với lãi suất tăng vào giữa những năm 2020. Đặt ra thách thức cho các chính phủ đã ồ ạt đổ tiền hỗ trợ cuộc khủng hoảng Covid-19”. Báo cáo của CEBR cho biết.

“Nhưng các xu hướng cơ bản đã được đẩy nhanh vào thời điểm này để hướng tới một thế giới xanh hơn. Và dựa trên công nghệ cao hơn khi chúng ta bước vào những năm 2030”, báo cáo kết luận.

Mỹ sẽ kết hợp cùng các đồng minh

“Tôi cho rằng chiến lược (đối phó) Trung Quốc tốt nhất là tất cả. Hoặc ít nhất là các quốc gia từng là đồng minh của chúng ta – thống nhất với nhau. Ưu tiên hàng đầu của tôi trong những tuần đầu của nhiệm kỳ tổng thống là cố gắng kết hợp chặt chẽ với các đồng minh”. Tổng thống Biden Mỹ nhấn mạnh.

Theo thỏa thuận thương mại được ký kết hồi tháng 1. Trung Quốc đồng ý tăng mua 200 tỷ USD hàng hóa Mỹ đến năm 2021. Nhưng vẫn chưa đạt được mục tiêu. Dữ liệu mới nhất tính đến cuối tháng 10 chỉ ra trong năm nay. Trung Quốc chỉ mua khoảng 44% số hàng đã hứa. Sau khi ký kết thỏa thuận, cả Mỹ và Trung Quốc vẫn giữ nguyên thuế đối với khối hàng hóa trị giá hàng tỷ USD.

Ông Biden hy vọng giải quyết “những hành vi lạm dụng” của Trung Quốc. Bao gồm “ăn cắp tài sản trí tuệ, bán phá giá sản phẩm, trợ cấp bất hợp pháp cho các tập đoàn”. Cũng như buộc doanh nghiệp Mỹ “chuyển giao công nghệ” cho đối tác Trung Quốc.

Ông Biden khẳng định Mỹ cần “đòn bẩy” để đối phó với Trung Quốc. “Theo quan điểm của tôi, chúng ta vẫn chưa có (đòn bẩy)”, ông nhấn mạnh. Điều đó đòi hỏi sự đồng thuận của lưỡng đảng Mỹ đối với việc đầu tư vào nghiên cứu. Phát triển cơ sở hạ tầng và giáo dục để cạnh tranh với Bắc Kinh.

Xem thêm nhiều bài viết mới nhất tại đây!

Nguồn: Vietnamnet

Trần Hiền

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tôi không phải là người máy *