Thứ Sáu, Tháng Tư 26

Kinh doanh khách sạn ế ẩm cả năm nhưng vẫn chảnh chọe

Kinh doanh khách sạn năm 2020 gặp nhiều khó khăn. Thời gian chủ yếu là phải tắt đèn, đóng cửa vì dịch Covid-19. Một số khách sạn không trụ nổi đành phải rao bán. Tuy nhiên, khi may mắn có khách, có chỗ còn chảnh chọe, tăng giá và phục vụ chưa chuyên nghiệp.

Thị trường kinh doanh khách sạn Việt Nam năm qua là một bức tranh màu xám. Chưa có lúc nào mà khách sạn lại ế ẩm như vậy. Số liệu từ Sở Du lịch Hà Nội cho biết, trong 9 tháng đầu năm. Công suất dùng phòng tại khách sạn, cơ sở lưu trú chỉ là 28%.  Gần 1.000 cơ sở lưu trú dừng hoạt động. Khoảng 16.000 lao động mất việc hoặc chuyển sang các công việc thời vụ khác.

Kinh doanh khách sạn

Tại trung tâm du lịch TP.HCM, hoạt động cơ sở lưu trú cũng gặp nhiều khó khăn. So với cùng kỳ, công suất phòng giảm 91,5% và số lượng lao động cũng giảm tới 61%.

Tuy khó khăn, không có khách như vậy, song một số công ty lữ hành cho biết. Khi đưa khách tới, nhiều khách sạn còn chảnh chọe, có thái độ phục vụ không chuyên nghiệp.

Thái độ thiếu chuyên nghiệp

Mới đây, chia sẻ trên diễn đàn du lịch, một thành viên phản ánh “nhiều khách sạn có cách làm việc khó hiểu và không thương được. Khi vắng khách thì gửi thư chào mời, năn nỉ ỉ ôi”. Vậy mà khi có khách, lữ hành gọi điện hỏi thì nhận được câu trả lời: ‘Tụi em dạo này đông khách. Anh chị cứ gửi email tụi em sẽ xem xét và trả lời luôn. Nhưng chờ mãi không thấy phản hồi. Mở trang web ra thấy giá tăng ngay lập tức”.

Không chỉ phía Nam, các khách sạn ngoài Bắc cũng vẫn giữ cung cách làm việc thiếu chuyên nghiệp. Chị Trần Ngọc Hiền Thanh cho hay, tại khách sạn R. ở Ninh Bình, công ty chị đặt 22 phòng cho đoàn khách VIP. Đến khi phía du lịch lấy thêm phòng nội bộ cho hướng dẫn viên và lái xe để tiện chăm sóc khách (3 hướng dẫn viên, 3 lái xe cần ít nhất 2 phòng) thì khách sạn kêu chỉ còn phòng VIP, báo giá “hữu nghị” 1,4 triệu đồng/đêm. Thấy giá quá cao, hướng dẫn viên và lái xe không chịu, ra ngoài thuê khách sạn khác. Tới lúc đó, phía khách sạn mới kêu phòng VIP nhưng lấy giá phòng Deluxe thôi, 700.000 đồng/đêm, thì lái xe và hướng dẫn viên đã ra ngoài thuê phòng rồi.

Dịp Noel 2020, phía công ty du lịch có khách đoàn 70-80 người đi Đà Lạt. Khi book phòng khách sạn từ 23-25/12, khách sạn báo đêm 24/12 đã… kín phòng. Lý do, họ để dành bán cho khách lẻ. Công ty du lịch không biết xoay xở ra sao, hoặc phải “cắn răng” chấp nhận có phòng nhưng giá đắt. Hiện tượng này rất nhiều, đặc biệt trong mùa cao điểm, lễ hội.

Hoạt động thiếu linh hoạt

Mùa ế ẩm vắng khách, nhiều khách sạn đầy phòng bỏ trống. Nhưng cũng không điều chỉnh chính sách linh hoạt hơn để tranh thủ lấy lòng du khách. Xây dựng hình ảnh, thương hiệu cho mình. Ví như, khi khách trả phòng trễ giờ, khách sạn không những thu thêm phụ phí. Mà nhân viên còn “mặt lạnh”, tỏ thái độ khó chịu khi khách trả phòng muộn vài phút.

Đó là tình huống của khách sạn C. trên phố Trần Bình Trọng (Hà Nội). Đoàn khách miền Nam ở khách sạn này 2 đêm, báo trả phòng muộn lúc 15h00, khách sạn đã phụ thu 30% giá phòng. “Đúng 15h00 khách bị lễ tân réo đòi phòng. Kinh doanh thì gọi cho công ty du lịch đòi trả thêm tiền nếu ở quá giờ mà không cần biết trễ chỉ 10-15 phút”, chị Thanh ấm ức.

Trong khi đó, việc tận dụng phòng trống cho khách ở tạm khi chờ giờ ra sân bay. Mà không thu phí là cách để các khách sạn ghi điểm với khách hàng.

Xem thêm nhiều bài viết mới nhất tại đây!

Nguồn: Vietnamnet

Trần Hiền

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tôi không phải là người máy *