Thứ Năm, Tháng Ba 28

Chờ đợi thương vụ sáp nhập công nghệ lớn nhất Đông Nam Á

Gần đây liên tục xuất hiện một loạt thông tin hợp nhất giữa Grab và Gojek. Điều này cho thấy thương vụ này đang dần bước vào giai đoạn cuối. Nếu như thành công, thì đây chính là thương vụ sáp nhập công nghệ lớn nhất Đông Nam Á.

Thông tin từ Nikkei cho biết, hai siêu ứng dụng của châu Á là Grab và Gojek đang trong quá trình đàm phán sáp nhập. Theo yêu cầu từ Grab đưa ra. Nhà sáng lập Anthony Tan sẽ là “CEO trọn đời” của công ty khi sáp nhập cùng Gojek.

Thương vụ sáp nhập công nghệ

Bên cạnh đó phía Grab cũng đưa ra nhiều điều kiện cho vụ sáp nhập công nghệ lớn này. Trong đó có việc cho CEO tan có quyền biểu quyết lớn trong công ty. Có ảnh hưởng đến lương thưởng của chính mình. Quyền phủ quyết với các quyết định hội đồng quản trị.

Những yêu cầu này nếu như được chấp nhận thì ông Tan sẽ có sức mạnh đáng kể. Song điều các nhà đầu tư lại không hề thích điều này. Họ chỉ mong chờ đợt IPO. Phía Grab cho rằng, pháp nhân sáp nhập được điều hành theo hướng tuân thủ những quy định về IPO.

Ai sẽ nắm lợi thế trong thương vụ sáp nhập công nghệ?

Trong quá trình đàm phán sáp nhập này, Grab có lợi thế hơn. Bởi họ được định giá cao hơn Gojek và hoạt động ở nhiều thị trường hơn. Grab và Gojek đã đàm phán trong gần 1 năm. Với các nhà đầu tư cả 2 bên hiện đang rất mong chờ thỏa thuận sáp nhập diễn ra.

Từ đầu năm 2020, những thông tin về sự hợp nhất giữa Grab và Gojek liên tục xuất hiện. Các nhà đầu tư đứng sau Grab và Gojek đang tìm cách thúc đẩy thương vụ sáp nhập. Nhưng bản thân 2 công ty lại vẫn chia rẽ và một thỏa thuận. Cuối cùng vẫn cần nhiều tháng nữa mới có thể được đưa ra. Cũng có thể cả 2 công ty sẽ từ chối ký kết thỏa thuận.

Cho đến nay, Grab luôn được coi là một trong những “chú kỳ lân khởi nghiệp” thành công nhất ở Đông Nam Á. Grab là một ứng dụng gọi xe do Anthony Tan và Tan Hooi Ling sáng lập năm 2012. Tại Malaysia với tên gọi ban đầu MyTeksi.

Đến tháng 8/2013, công ty khởi nghiệp này đổ bộ vào thị trường Philippines dưới tên GrabTaxi. Năm 2014, GrabTaxi chuyển trụ sở chính sang Singapore. Đầu năm 2016, công ty đổi tên thành Grab.

Grab đã huy động được hơn 4,5 tỷ USD từ những ông lớn đầu tư. Như quỹ Vision Fund của Tập đoàn SoftBank (Nhật Bản) và Tập đoàn Tencent (Trung Quốc). Grab đang có mặt tại 8 quốc gia trong khu vực, được định giá hơn 14 tỉ USD trong lần định giá mới nhất.

Trong khi đó, Gojek có gần 38 triệu người dùng hoạt động hàng tháng tại khu vực. Với giá trị giao dịch hàng năm của tăng trưởng 10% so với cùng kì năm ngoái và đạt mốc trên 12 tỉ USD.

Thiệt thòi có thể thuộc về người tiêu dùng và tài xế

Giá trị giao dịch của mảng liên quan đến thanh toán cũng đã vượt mức ở thời điểm trước khi đại dịch bùng phát do số lượng người bán và khách hàng sử dụng dịch vụ số tăng.

Theo thống kê của Financial Times năm 2019, Gojek hoạt động ở 207 thành phố Đông Nam Á, trong đó có 203 thành phố thuộc Indonesia. Con số tương ứng của Grab là 339 và 224.

Hồi tháng 6, Facebook, PayPal, Google, và Tencent đã rót vốn vào Gojek để phát triển dịch vụ thanh toán và tài chính số. Tháng trước, PT Telekomunikasi Selular tiết lộ họ đang xem xét khả năng đầu tư 150 triệu USD vào “kỳ lân xe ôm” Indonesia.

Grab và Gojek sau sáp nhập có thể tạo ra 16,7 tỷ USD doanh thu hàng năm. Và đạt mức định giá 72 tỷ USD vào năm 2025.

Giới chuyên gia nhìn nhận thương vụ sáp nhập này phía thiệt thòi nhiều nhất có thể là người tiêu dùng và giới tài xế. Tại Indonesia, hai ứng dụng này vẫn đang thống trị.

Tuy nhiên, quan chức nước này lo ngại, việc 2 công ty kết hợp có thể khiến người tiêu dùng chịu thiệt hại. Chính phủ muốn sự cạnh tranh mạnh mẽ giữa 2 công ty tiếp tục diễn ra vì như vậy mới tạo ra được sự cân bằng thị trường.

Xem thêm nhiều bài viết mới nhất tại đây!

Nguồn: Vietnamnet

Trần Hiền

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tôi không phải là người máy *