Thứ Bảy, Tháng Tư 20

Tình trạng mua bán trái phép thông tin tài khoản ngân hàng

Nhiều người chắc chẳn còn xa lạ với việc mua bán thông tin về tài khoản ngân hàng. Đây thực chất là dùng dùng tên, giấy tờ cá nhân để làm thẻ, mở tài khoản ngân hàng. Sau đó bán lại cho người khác lấy tiền.

Tài khoản ngân hàng

Người bán thì cho rằng, sau khi nhận tiền xong, bản thân sẽ không liên quan. Hay gặp bất kỳ rắc rối nào đến tài khoản ngân hàng đó nữa. Nhưng thực tế lại chứng minh, người mua đã sử dụng tài khoản ngân hàng này vào mục đích lừa đảo. Do đó, người mở tài khoản ngân hàng đã vô tình tiếp tay cho các đối tượng lừa đảo. Công an TP Nam Định vừa điều tra, làm rõ 1 vụ mua bán trái phép thông tin về tài khoản ngân hàng.

Cảnh báo tình trạng mua bán trái phép tài khoản ngân hàng

Hoàng Thị Xuân, SN 1989, có hộ khẩu thường trú tại Quảng Trị. Nhưng hiện đang làm nghề bán hàng online tại TP Hà Nội và từng có tiền án tiền sự. Từ tháng 4/2020 – ngày 12/5/2020, Hoàng Thị Xuân đã liên lạc. Và nhờ 18 người sinh sống tại TP Nam Định mở tài khoản. Thẻ ngân hàng sau đó bán lại cho Xuân. Người được thuê sẽ dùng chứng minh thư của bản thân để mở tài khoản ngân hàng. Dùng số điện thoại do Xuân cung cấp làm tên đăng nhập. Sau khi làm thẻ thành công, người mở tài khoản sẽ đưa lại thông tin tài khoản mà người đó vừa mở cho Xuân. Và được trả 150.000 đồng/tài khoản.

Hoàng Thị Xuân đã thu mua của 18 người tại TP Nam Định tổng cộng 54 tài khoản. Sau đó, Xuân đăng zalo để bán lại các tài khoản, thẻ đã thu mua cho bên thứ 3. Với giá 1.300.000 đồng/tài khoản. Theo khai nhận, số tiền Xuân hưởng lợi trái phép thông qua mua bán tài khoản ngân hàng là gần 61 triệu đồng. Trong số 54 tài khoản ngân hàng mà Xuân đã thu mua. Công an TP Nam Định xác minh được 2 tài khoản ngân hàng do Xuân bán cho bên thứ 3. Đã được sử dụng làm công cụ, phương tiện thực hiện 2 vụ lừa đảo. Với tổng số tiền bị chiếm đoạt là 90 triệu đồng.

 Cơ quan công an khuyến cáo người dân không sử dụng giấy tờ tùy thân của mình để mở hộ hoặc bán tài khoản thanh toán, thẻ cho người khác. Việc cho mượn tên, giấy tờ để làm thẻ, mở tài khoản hiểu theo góc độ nào đó cũng là một hình thức tiếp tay cho đối tượng lừa đảo.

Rủi ro khi bảo mật bằng OTP

Theo các chuyên gia bảo mật, OTP (mật khẩu dùng một lần) gửi qua tin nhắn SMS. Là phương pháp xác thực bảo mật được sử dụng nhiều. Nhất là trong những lĩnh vực như tài chính, ngân hàng. Chẳng hạn trong giao dịch chuyển tiền, dịch vụ sẽ yêu cầu người thực hiện nhập thêm mã OTP. Được gửi đến số điện thoại cá nhân để đảm bảo chính chủ thực hiện giao dịch. Dù là một bước trong quy trình bảo mật 2 lớp. Nhưng OTP vẫn có thể bị hacker khai thác, đặc biệt là với người dùng điện thoại.

Cách phòng tránh khỏi hacker tấn công OTP

Người dùng có thể tự phòng tránh các nguy cơ bị chiếm tài khoản bằng cách không click vào các link lạ, đặc biệt là khi thực hiện giao dịch tiền bạc. Người dùng không cài đặt ứng dụng lạ từ các nguồn không chính thống. Khi cài đặt phần mềm mới, không cung cấp quá nhiều quyền cho các ứng dụng, như đọc SMS, truy cập Internet… nếu không cần thiết. Ngoài ra, những người smartphone cũng nên sử dụng các phần mềm chống mã độc để bảo vệ thiết bị.

Các dịch vụ, đặc biệt dịch vụ ngân hàng cần có cảnh báo đến người dùng khi phát hiện đăng nhập từ một thiết bị mới. Ngoài ra, các đơn vị này có thể ứng dụng phương pháp bảo mật bằng chữ ký số. “Chữ ký số” là một thiết bị cắm ngoài, hoặc nằm trên thiết bị nhưng định danh gắn liền với thiết bị đó. Ưu điểm của chữ ký số là xác định được nguồn gốc người gửi, do đó nó có tính chất “chống chối bỏ” và được pháp luật bảo hộ theo Nghị Định 130/2018/NĐ-CP.

Xem thêm nhiều bài viết mới nhất tại đây!

Nguồn: Vietnamnet

Trần Hiền

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tôi không phải là người máy *