Thứ Bảy, Tháng Tư 20

Nghịch lý giá bất động sản vẫn tăng vọt bất chấp đại dịch

Năm 2020 đầy biến động, đại dịch Covid-19 đã gây ảnh hưởng tới nhiều ngành nghề. Chúng ta cũng được chứng kiến nhiều nghịch lý về giá tài sản. Trong đó, giá bất động sản tăng vọt một cách bất thường.

Giá bất động sản tăng bất thường bất chấp đại dịch

Trong khi nhiều ngành nghề điêu đứng, kinh tế khó khăn vì Covid-19. Giá nhà đất vẫn tăng nhanh khiến các chuyên gia phải lo ngại về điều bất thường này. Năm 2020, nhà chung cư tại nhiều điểm nóng của TP. HCM với giá chào bán thiết lập mặt bằng kỷ lục mới.

giá bất động sản

Tại TP Thủ Đức xuất hiện mức giá bất động sản chưa từng có từ trước tới nay. Với vùng giá căn hộ từ 60-90 triệu đồng/m2. Cột giá cao nhất tại vùng ven tại Bình Chánh, quận 12 cũng gần 40 triệu đồng/m2. Thâm chí mức giá nhà rẻ xếp hạng C chỉ từ trên dưới 25 triệu đồng/m2. Nay bị đôi lên mức giá 30-35 triệu đồng/m2.

Giữa đại dịch giá chào bán nhà liền thổ cũng tăng cao. Chỉ trong quý II đã tăng đến 35,9% so với cùng kỳ năm 2019. Trên thị trường sơ cấp, giá bán nhà liền thổ xác lập kỷ lục mới ở mức 5.277 USD/m2 (khoảng 123 triệu đồng).

Đến quý III, giá sơ cấp do các chủ đầu tư chào bán lần đầu đạt ngưỡng 5.337 USD mỗi m2, đội thêm 3,1% so với quý trước. Đà tăng chủ yếu do sự gia nhập của các dự án mới với giá cao hơn mức trung bình toàn thị trường. Theo dự báo của đơn vị tư vấn khảo sát này, giá nhà liền thổ trong quý cuối cùng của năm 2020 vẫn tiếp tục xu hướng tăng.

Tại một hội thảo về thị trường nhà ở diễn ra trước thềm Giáng sinh, ông Đặng Hùng Võ, Nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên Môi trường cho biết, ngược với những đợt khủng hoảng khiến giá nhà đất sụt giảm trong lịch sử, nghịch lý của năm 2020 là giá bất động sản vẫn leo thang giữa đại dịch. Tuy nhiên sự tăng giá này đến từ rất nhiều nguyên nhân sâu xa.

Giá bán sơ cấp tăng, thứ cấp giảm

Quý III/2020, giá căn hộ mới chào hàng lần đầu trên thị trường sơ cấp tăng 10-15%. So với đầu năm nhưng giá bán thứ cấp lại giảm 2-3%. Có những trường hợp giảm 5-10%. Đây cũng là xu hướng chung trong năm đại dịch hoành hành. Tính từ cột mốc quý II đến cuối năm.

Theo báo cáo thị trường nhà chung cư TP HCM của DKRA Việt Nam. Sau đợt Covid-19 lần hai, giá nhà ở bắt đầu ghi nhận đà tăng giảm ngược chiều nhau. Trên thị trường sơ cấp (chủ đầu tư chào bán lần đầu) và thị trường thứ cấp (nhà đầu tư mua đi bán lại).

Giá bán sơ cấp nhà chung cư tại một số khu vực ghi nhận mức tăng khá cao. Trung bình 10-15% so với đầu năm 2020, sức tiêu thụ đạt gần 80% rổ hàng. Trong khi đó, mặt bằng giá nhà chung cư trên thị trường thứ cấp giảm nhẹ. Mức giảm dao động trung bình 2-3% so với quý trước và giao dịch diễn ra trầm lắng.

Giá thuê nhà lao dốc, giá bán leo thang

Trong năm 2020 giá thuê nhà phố mặt tiền tại TP HCM hiện giảm 25-40% so với trước Covid-19. Giá thuê chung cư giảm 15-20% so với cuối năm 2019. Giá thuê các tài sản thương mại, văn phòng giảm 25-50% tùy vị trí và mức độ ảnh hưởng của dịch bệnh đến tình hình kinh doanh ngắn hạn của khách thuê. Ghi nhận trong tháng11/2020, nhiều tài sản vẫn duy trì đà giảm giá thuê tới cuối năm 2020.

Điều đáng chú ý là giá chào bán các tài sản bao gồm nhà đất và chung cư vẫn không có dấu hiệu giảm nhiệt. Mức tăng giá bất động sản liền thổ (biệt thự, nhà phố dự án) vẫn đạt 20-36% so với cùng kỳ năm ngoái. Riêng nhà chung cư tiếp tục thiết lập mặt bằng giá mới ở cả khu trung tâm lẫn vùng ven TP HCM.

Nguyên nhân của nghịch lý này xuất phát từ việc thị trường bất động sản bất ngờ chịu tác động bởi đại dịch. Nhu cầu thuê bất động sản giảm sút. Do tác động của việc kinh doanh ảm đạm, khả năng chi trả bị suy yếu. Và dòng tiền của bên thuê gián đoạn đột ngột, dẫn đến giá thuê lao dốc. Trong khi đó, giá tài sản vẫn tăng vì nguồn cung ít. Và bên nắm giữ tài sản chưa bước vào giai đoạn khủng hoảng đến mức buộc phải bán rẻ.

Xem thêm nhiều bài viết mới nhất tại đây!

Nguồn: VnExpress.net

Trần Hiền

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tôi không phải là người máy *