Thứ Bảy, Tháng Tư 20

Chỉ 1 cơn mưa, hệ thống điện Việt Nam cảnh báo nguy hiểm

“Toàn bộ hệ thống điện Việt Nam sẽ trong tình trạng nguy hiểm”. Đó là cảnh báo của ông Hà Đăng Sơn, Phó Giám đốc Chương trình Năng lượng phát thải thấp Việt Nam. Tại diễn đàn An ninh năng lượng cho phát triển bền vững.

Ông Sơn cho biết, trong một lần khảo sát dự án điện mặt trời. Chỉ trong 2 giờ đồng hồ khi có nắng đến lúc mưa. Tổng công suất phát điện của nhà máy giảm 90%. Vậy hệ thống điện Việt Nam khi tỷ trọng năng lượng tái tạo từ mức 10% hiện tại tăng lên mức 30-40%. Điều gì sẽ xảy ra nếu 90% công suất bị sụt giảm trong vòng 2 ngày?”.

Không có công nghệ xấu

Khi đề cập đến nhiệt điện, ông Sơn chia sẻ một góc nhìn rất khác. Kết quả khảo sát 2 năm vừa qua với nhiệt điện than cho thấy. Hiện nay các dự án nhiệt điện với công nghệ mới. Và được quản lý với các tiêu chuẩn ngặt nghèo đã giảm thiểu được tác động môi trường rất lớn. Thậm chí, tro xỉ than từng bị coi là nguồn ô nhiễm lại là tài nguyên được sử dụng trong nền kinh tế tuần hoàn. Ví dụ, tro bay Phả Lại được dùng để xây đập thủy điện theo công nghệ bêton đầm lăn.

Hệ thống điện Việt Nam

Đối với thủy điện, chuyên gia này cho biết xu hướng hiện nay là vẫn tăng. Dù mức tăng không lớn. Tuy nhiên, tổng công suất thủy điện tích năng vừa qua tăng rất nhanh. Thủy điện có cả tốt cả xấu. Câu chuyện là chúng ta có làm tốt hay không, chứ không phải công nghệ. “Theo đánh giá của chúng tôi, không có công nghệ xấu chỉ là vấn đề làm sai, làm không đúng”, ông Sơn nói.

Tóm lại, ông Sơn cho rằng: Bất kỳ công nghệ năng lượng nào cũng thấy có mặt tốt, mặt xấu. Kể cả điện gió, điện mặt trời.

Áp lực phải đủ điện

Những chia sẻ của ông Hà Đăng Sơn về điện mặt trời, thủy điện, nhiệt điện. Cho thấy nguồn điện nào cũng có những “điểm trừ”. Việc dư luận lên tiếng về những mặt trái. Cũng chính là cách để các nhà đầu tư, nhà quản lý lấp những lỗ hổng, hạn chế thấp nhất các tác hại phát sinh.

Chỉ ra khiếm khuyết trong việc phát triển các nguồn điện là điều cần thiết. Và tìm ra giải pháp để khắc phục chúng cũng quan trọng không kém để không triệt tiêu động lực đầu tư của các thành phần kinh tế. Bởi sau cùng, chúng ta vẫn phải dùng điện. Tăng trưởng tiêu thụ điện mỗi năm vẫn khoảng 10%. Đòi hỏi hàng trăm nghìn tỷ đồng đầu tư để đất nước không lặp lại những tháng ngày tăm tối của cảnh “cắt điện luân phiên”.

Hàng năm, Việt Nam vẫn cần bổ sung từ 5.000-6.000 MW công suất nguồn điện mới để phục vụ phát triển kinh tế – xã hội của đất nước. Đáng lo ngại là mấy năm nay, không năm nào đạt mục tiêu ấy. Quy hoạch điện VII bị phá vỡ khi nhiều dự án nguồn điện chậm tiến độ, không hẹn ngày về đích.

Số liệu của Bộ Công Thương cho thấy: Giai đoạn 2016-2019, tăng trưởng xây dựng nguồn điện bị sụt giảm đáng kể, bình quân chỉ đạt 8%/năm, trong đó giảm nhiều nhất là thủy điện (chỉ còn bình quân 5%/ năm) và nhiệt điện than (chỉ còn bình quân 10%/năm). Nguyên nhân chủ yếu là do thủy điện đã khai thác hầu hết tiềm năng, nhiệt điện than gặp nhiều khó khăn về xây dựng.

Xem thêm nhiều bài viết mới nhất tại đây!

Nguồn: Vietnamnet

Trần Hiền

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tôi không phải là người máy *