Chủ Nhật, Tháng Tư 14

Sự thật trò kiếm tiền trên Tiktok – 1 like nhận 3.000 đồng

Những lời mời kiếm tiền trên Tiktok vô cùng hấp dẫn. Chỉ cần ngồi ở nhà nhấn like video trên Tiktok hay nghe nhạc, đọc báo, nuôi bò ảo,… có thể kiếm số tiền khủng. Thực chất đây là cái bẫy đa cấp dụ dỗ người chơi.

Dạo quanh các diễn đàn tìm kiếm việc làm, lúc nào cũng tràn ngập những lời chào mời kiếm tiền online. Rất nhiều kiểu như chỉ cần ngồi lướt điện thoại thôi cũng ra tiền. Theo lời chào mời trên một diễn đàn kiếm tiền từ TikTok. Một thanh niên tên Thiện giới thiệu tới chúng tôi website có thể kiếm tiền “khủng” mỗi ngày là tiktok78 (ứng dụng Revorits).

Mồi nhử từ những trò kiếm tiền trên Tiktok

Để kiếm được tiền, ứng dụng này đưa ra nhiều gói nhiệm vụ. Nếu là gói “học viên” thì không cần phải nạp tiền. Mỗi lần lên TikTok nhấn “follow” (theo dõi) và “like” bất kỳ video nào sẽ thu được 3.000 đồng. Nếu nạp càng nhiều tiền thì mỗi lượt “follow” và “like” sẽ kiếm được nhiều tiền hơn. Ngoài ra, còn thu được lợi nhuận hằng tháng từ số tiền nạp vào, giống một hình thức đầu tư sinh lời. Ví dụ, nạp vào 600.000 đồng thì sẽ được cấp thành gói “tân binh”. Mỗi lượt “like” video sẽ thu về 5.000 đồng. Thu nhập trung bình mỗi tháng 1,2 triệu đồng. Và tiền lợi nhuận từ số tiền nạp vào là 90.000 đồng/tháng.

Kiếm tiền trên toktok

Gói cao hơn có tên “ca sĩ”, người tham gia phải nạp vào 1,8 triệu đồng. Mỗi lượt “follow” và “like” thu về 9.000 đồng. Mỗi tháng thu về hơn 3,5 triệu đồng, thêm tiền lãi suất… Cao nhất là “ngôi sao”, đòi hỏi phải nạp vào 8,8 triệu đồng. Mỗi lượt “follow” và “like” thu về 15.000 đồng với lời chào thu nhập mỗi tháng hơn 13 triệu đồng. Lãi suất 1.320.000 đồng… Mỗi thành viên mới do Thiện giới thiệu sẽ được cấp mã. Và nam thanh niên này sẽ được hưởng hoa hồng. Khi trở thành thành viên, ai cũng được khoản hoa hồng (1-10% tùy cấp độ) nếu giới thiệu người mới.

Ứng dụng “sập” người tham gia mất trắng

Những ứng dụng dụ dỗ người chơi ném tiền vào mọc ra như nấm. Nhưng sau một thời gian thường “sập” đột ngột. Tháng 10/2020, ứng dụng Like Shara (likevi789.com) và Golden Hand xuất hiện. Và nhanh chóng thu hút hàng ngàn người tham gia. Nhưng chưa đầy hai tháng, hai ứng dụng này bất ngờ “sập”. Hàng ngàn nạn nhân trót nạp tiền đành mất trắng. Trước đó, hàng loạt ứng dụng khác cũng “bốc hơi” sau thời gian ngắn thu được bộn tiền như Aizan, iClick…

Theo chuyên gia tài chính đầu tư Đinh Thế Hiển, “like” video TikTok, “like” video nuôi bò, đọc báo… Thực chất là trá hình dưới dạng huy động vốn đa cấp trái phép. Rủi ro khi đầu tư vào các ứng dụng này là người tham gia hầu như không biết gì về nguồn gốc các ứng dụng. Bởi chúng chưa được cấp phép, huy động vốn trái phép nên người tham gia không được bảo vệ.

Những ứng dụng mới, xuất hiện sau na ná như những ứng dụng đã “sập”. Thì có thể hiểu rằng sau khi kiếm được bộn tiền từ nhà đầu tư. Các ứng dụng “sập” để chiếm đoạt tiền rồi nhanh chóng quay trở lại theo kiểu “ve sầu thoát xác”.

Đáng nói, không ít người nổi tiếng cũng tiếp tay, quảng cáo cho các ứng dụng này. Theo luật sư Nguyễn Văn Hậu, Chủ tịch Trung tâm Trọng tài Thương mại Luật gia Việt Nam, cần phải có chế tài xử lý nghiêm đối với hành vi tiếp tay quảng cáo sản phẩm, dịch vụ sai sự thật, có tính chất lừa dối người tiêu dùng. Hiện luật đã quy định rõ, việc quảng cáo sản phẩm (trong đó có các ứng dụng) chưa được cấp phép sẽ bị xử phạt 50 triệu đồng. Nhưng mức phạt này còn quá nhẹ so với lợi nhuận thu được từ đối tác nên chưa đủ sức răn đe.

Xem thêm nhiều bài viết mới nhất tại đây!

Nguồn: Vietnamnet

Trần Hiền

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tôi không phải là người máy *