Thứ Bảy, Tháng Tư 20

Kinh doanh cà phê, trà chanh đóng cửa, ông lớn cũng ra vỉa hè

Một năm 2020 đầy biến động và khó khăn. Khi dịch bệnh bùng phát kèm theo lệnh cách ly, khiến mức chi tiêu của khách hàng càng thắt chặt. Dịch vụ kinh doanh cà phê, trà chanh chỉ còn nước đóng cửa. Đến cả đại gia lớn cũng phải lao đao và ra vỉa hè.

Kinh doanh cà phê, trà chanh hết thời

Nhiều người lựa chọn kinh doanh trà chanh để khởi nghiệp. Bởi không cần nhiều vốn, chỉ tầm 200-300 triệu đồng. Bao gồm cả tiền thuê mặt bằng, cùng vật dụng và nguyên liệu. Các chuỗi nhượng quyền khẳng định, mỗi tháng chủ quán có thể thu lợi nhuận lên đến vài chục triệu. Đây được xem là món đồ uống lên đời từ vỉa hè.

Kinh doanh cà phê, trà chanh

Sau giai đoạn bùng nổ, trà chanh rơi vào thời kỳ bão hòa. Năm 2020, do tác động của dịch bệnh khiến doanh thu của các quán giảm về 0. Nhóm khách hàng chủ yếu là học sinh, sinh viên, nên khi nghỉ học thì quán cũng không có khách. Nếu giao hàng tận nơi thì tiền ship cũng nhiều hơn tiền trà. Chưa kể quá trình vận chuyển sẽ ảnh hưởng đến chất lượng.

Hơn nữa, đây là mô hình kinh doanh dễ sao chép, các hàng quán mở rầm rộ mà chỉ khác nhau về tên thương hiệu. Điều này khiến khái niệm “quán ruột” trong tâm trí khách hàng hầu như trống rỗng.

Giữa năm 2020, nhiều quán trà chanh âm thầm đóng cửa, rời bỏ thị trường. Tới cuối năm, vẫn còn các quán trà chanh trên phố nhưng lượng khách tấp nập như năm 2019 là điều hiếm có. Số ít kinh doanh ổn định mới có thể trụ lại được.

Kinh doanh chuỗi đóng cửa hàng loạt

Sau trà chanh, sữa chua trân châu đã bắt kịp xu hướng mới của giới trẻ nhưng vẫn lao đao theo dịch bệnh. Không ít cửa hàng sữa chua trân châu đã phải đóng cửa, chuyển nhượng vì không thể trụ được sau “bão Covid-19”. Thị trường chỉ còn lại vài tên tuổi. Tuy nhiên vẫn chung cảnh doanh thu giảm vì nhu cầu tiêu dùng chưa phục hồi sau dịch Covid-19 và sự cạnh tranh của các loại đồ uống khác.

Một đồ uống khác là sữa đậu nành cũng khó khăn. Chuỗi cửa hàng kinh doanh đậu nành hữu cơ Soya Garden bất ngờ đóng hàng loạt cửa hàng tại phía Bắc và phía Nam. Dù nhận được sự hậu thuẫn 100 tỷ đồng từ Công ty cổ phần Tập đoàn giáo dục Egroup do Shark Nguyễn Ngọc Thủy làm Chủ tịch Hội đồng quản trị.

Ngay sau khi thông tin chuỗi cửa hàng Soya Garden đóng cả loạt cửa hàng xuất hiện. Nhiều đồn đoán cho rằng hệ thống này sắp phá sản. CEO Soya Garden phải lên tiếng, không chỉ khó khăn do dịch bệnh. Trước sức ép của thị trường, họ phải thay đổi tư duy sản xuất, kinh doanh. Nhất là những người điều hành chuỗi F&B.

Để tồn tại, Soya Garden cần ưu tiên tính hiệu quả và bảo tồn giá trị cốt lõi. Vì lợi ích cao nhất của khách hàng cũng như lợi ích lâu dài của nhà đầu tư. Ông dự đoán không ít chuỗi khác cũng đóng bớt cửa hàng và tập trung đẩy mạnh bán online.

Kéo nhau ra vỉa hè

Không còn sang chảnh, các ông lớn kinh doanh cà phê, đồ uống kéo nhau ra vỉa hè tìm khách. Năm 2020, hàng loạt thương hiệu đẩy mạnh mô hình bán hàng lưu động trên xe. Được biết đến là một đại gia trong ngành dịch vụ ăn uống với các cửa hàng “phủ sóng” những vị trí đắc địa, các tòa nhà lớn, Highlands Coffee đi đầu trong chiến lược này khi đưa những xe cà phê ra bán tại các tòa nhà văn phòng ở Hà Nội và TP.HCM.

Chuỗi cà phê Ông Bầu ngay từ đầu đã tính đến mô hình bán cà phê trên xe đẩy. Toàn hệ thống có 39 xe đẩy cà phê, chủ yếu tập trung ở TP.HCM, Hà Nội, Cần Thơ,… với cam kết đồng nhất về chất lượng và giá cả như tại quán.

Nhiều chuỗi trà sữa cũng rục rịch xuống đường, thay vì chỉ “chơi” với cửa hàng lớn như trước. Hiện, một số thương hiệu mở rộng thí điểm nhượng quyền đối với mô hình kinh doanh ki-ốt, xe lưu động để tận dụng nguồn khách hàng trẻ dồi dào.

Xem thêm nhiều bài viết mới nhất tại đây!

Nguồn: Vietnamnet

Trần Hiền

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tôi không phải là người máy *